Nét đẹp truyền thống của áo dài nam giới 2023
Từ thời xa xưa đến nay, khi nhắc đến tà áo dài Việt Nam, người ta chỉ thường nghĩ đến hình ảnh thướt tha, mềm mại của người phụ nữ mà lại quên rằng “áo dài, khăn đóng” cũng là một phần trang phục truyền thống của những người đàn ông đất Việt. Trải qua những năm tháng lịch sử, áo dài nam giới dường như đã dần mất đi vị thế của mình trong lòng người dân. Trong bài viết hôm nay, Áo dài Phạm sẽ chia sẻ thêm cho các bạn những điều thú vị về áo dài nam giới nhé!
Lịch sử của áo dài nam giới
Lịch sử của tà áo dài nói chung và áo dài nam nói riêng được bắt đầu từ thời nhà Nguyễn. Vua Nguyễn Phúc Khoát là người đầu tiên định hình chiếc áo dài nam ở Đàng Trong, khi ông yêu cầu tất cả những người phụ tá của mình vận quần dài bên trong một chiếc áo lụa nhằm phân biệt trang phục của hai Đàng.
Chiếc áo dài nam đầu tiên được coi là sự kết hợp giữa trang phục của người Hán và Chămpa. Sau này, kể từ năm 1802, từ thời vua Gia Long trở đi, nhà Nguyễn đã hoàn chỉnh được bộ áo dài nam, hay còn được gọi là áo ngũ thân.
Không may mắn như áo dài nữ, áo dài nam giới đã bị quên lãng trong một khoảng thời gian dài. Lí giải cho việc đó chính là từ sau năm 1945, đất nước ta rất nghèo, may áo ngũ thân như thế tốn rất nhiều vải vóc.
Đồng thời, chúng ta cũng phải trải qua cuộc chiến trường kì, khiến cho văn hóa áo dài càng mai một. Phong trào Tây hóa cũng nối tiếp, thay đổi cái nhìn về phục trang của con người. Thời gian trôi qua không ngừng, cộng thêm với những biến động trong xã hội, khiến cho tà áo dài nam không có cơ hội phát triển.
Cấu tạo áo dài nam giới
Áo dài nam truyền thống ban đầu có 5 thân và 5 nút nên được gọi là áo ngũ thân. Áo ngũ thân tay chẽn có cổ áo ôm sát, hai tay áo liền với vai, hẹp dần đi và vừa khít vào cổ tay. Áo có form hình chữ “A”, tức là càng đi xuống càng xòe ra, với tà áo cong cong. Đặc biệt hơn cả, áo có ba tà, gồm hai tà trước – sau và một tà “con” bị tà trước đè lên. Tà áo bên trong vừa xòe vừa cong, nên khi mặc lên thì sẽ có xu hướng rũ xuống, lượn sóng nhẹ ôm quanh người mặc. Không như áo dài nữ dài đến mắt cá chân, tà áo dài nam dài quá đầu gối tối đa 5cm. Tùy theo độ tuổi và tầng lớp, áo dài sẽ được may bằng các loại vải khác nhau.
Dù đến sau này, chiếc áo dài nam giới đã được cách tân, song cấu tạo ban đầu của nó cũng phần nào được giữ nguyên. Tuy nhiên, phần thân thứ năm, phần thân quan trọng nhất của nó đôi khi bị các nhà thiết kế bỏ lại. Thân thứ năm giúp cho bộ trang phục được kín đáo hơn, cài cúc kín hơn. Điều đó khiến cho khi ngồi, đối với người đàn ông Việt khi xưa thể hiện được sự nho nhã, lịch sự.
Ngoại trừ phần phục trang quan trọng, áo dài nam truyền thống còn đi kèm một chiếc khăn quấn đầu. Chiếc khăn đó phải được tự quấn, chứ không đóng sẵn, thể hiện được phong thái của một người đàn ông nhã nhặn. Dẫu cho có thêm phụ kiện, nhưng trang phục đó đã vô cùng tối giản, không quá cầu kì như bộ áo dài của nữ. Bộ áo dài của nam mang tính giáo dục cao, yêu cầu những người đàn ông phải nghiêm trang khi sử dụng.
Áo dài nam có thể được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh. Những người nông dân khi xưa có thể mặc áo dài nam ra làm đồng, khi tà áo dài nam không quá dài, phù hợp với công việc. Hoặc trong những lễ hội hay sự kiện lớn như đám cưới hay ngày lễ tết, áo dài nam sẽ trở thành một điểm nhấn mới lạ. Không chỉ thể hiện nét đẹp truyền thống con người đất Việt, việc mặc áo dài có thể bảo tồn một di sản của dân tộc.
Đã có những đề xuất mặc áo dài ở nơi công sở như việc cán bộ của Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên – Huế được khuyến khích mặc áo dài truyền thống khi đi làm, hay đề xuất nam sinh trung học có thể mặc áo dài vào những ngày hội lớn của nhà trường hoặc chỉ đơn giản là vào giờ chào cờ như nữ sinh thường làm. Đề nghị này nhận được phản hồi từ cả hai phía, một nửa là đồng ý và nửa còn lại là phản đối. Tuy đây chỉ là đề xuất, nhưng có lẽ trong tương lai không xa, những mong ước này sẽ phần nào trở thành sự thật.
Bản sắc văn hóa của trang phục áo dài ngũ thân nam giới
Khiêm nhường: Đặc tính này thấy rõ trong cách may, mặc áo dài ngũ thân. Trang phục áo ngũ thân đàn ông Việt luôn có đặc tính giấu mình, khiêm tốn, chính vì lẽ đó nếu mặc áo gấm, áo có màu sắc mạnh thì người mặc đã mặc tấm áo the đen ra ngoài để tránh đi tiếng khoe khoang, phù hợp và dễ hòa hợp với những người xung quanh nhưng vẫn tạo ra sự sang trọng ẩn chứa bên trong.
Kín đáo: Với lễ phục, trang phục phải che kín thân, chân, tay khi thực hiện các nghi lễ, do đó với áo dài ngũ thân cũng tiếp thu những đặc điểm này. Áo ngũ thân của đàn ông thường có tà trước và tà sau rất rộng (độ rộng tùy theo thân hình người mặc). Có vạt áo may rộng tới 86cm. Vạt áo rộng có chức năng che phủ thân và chân. Đặc điểm này thấy rõ lịch sự, kín đáo, tôn trọng người đối diện.
Phong thái đĩnh đạc: Do ngày xưa khổ vải nhỏ nên người thợ phải nghĩ ra cách may chắp vải để tạo thành vạt trước, vạt sau áo, cách này để lại đường ghép trước và sống sau áo. Chính kỹ thuật này đã tạo sự cứng cáp cho chiếc áo và cũng là điểm nhấn của áo, giúp hình dáng áo choãi hình chữ A vững chãi, không bị bó sát thân. Đối với áo may bằng loại vải cứng, người ta còn tạo thêm 2 ly trước (gấp nếp hoặc là) để khi mặc áo phẳng, cứng cáp, tôn dáng người mặc. Đặc điểm hình như vậy giúp người mặc mang một phong thái nghiêm trang, oai vệ, đĩnh đạc, khỏe mạnh và nam tính.
Thầm mỹ tinh tế: Qua kết cấu tạo hình áo, cách phối màu, xử lý các chi tiết và cách mặc để phù hợp với công năng sử dụng đã thể hiện thẩm mỹ hết sức tinh tế trên áo ngũ thân của đàn ông Việt. Có một chi tiết nữa rất đáng quan tâm đó là chiếc khăn quấn đầu.
Đây là chi tiết tưởng nhỏ trên trang phục, nhưng nó bộc lộ thẩm mỹ, cách ứng xử của người mặc với những người xung quanh. Người xưa luôn quấn khăn màu đen hoặc khăn màu đậm trên đầu ngoài việc làm gọn tóc còn làm cho khuôn mặt sáng hơn, thanh thoát hơn. Ngày nay, khăn còn khắc phục các nhược điểm về tóc của người đàn ông. Khăn màu đậm, giày màu đen và sự nhấn nháy trên trang phục tạo thêm sự sang trọng, lịch lãm cho người mặc.
Địa chỉ may áo dài uy tín chất lượng
Cửa hàng Áo dài Phạm ra đời với xứ mệnh không chỉ tôn vinh nhan sắc Việt mà còn mang đến cho quý khách hàng những trải nghiệm tốt nhất với các mẫu áo dài đẳng cấp nhất, sang trọng nhất. Nếu như bạn đang tìm kiếm cho mình một địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các dịch vụ về áo dài cao cấp thì Áo dài Phạm chính là sự lựa chọn tuyệt vời không thể bỏ qua.
Hiện nay, có nhiều cửa hàng, shop bán và cho thuê áo dài cao cấp để bạn lựa chọn. Tuy nhiên tại Bình Dương shop được đông đảo khách hàng tin tưởng và ưa chuộng nhất đó chính là Áo dài Phạm. Cửa hàng chúng tôi thường xuyên cập nhật các mẫu áo dài mới, thiết kế độc lạ, ấn tượng đầy lôi cuốn. Khi đến đây, chắc chắn bạn sẽ ngỡ ngàng và không biết nên chọn mẫu nào vì có quá nhiều sự lựa chọn tuyệt vời.
Những mẫu áo dài cao cấp được Áo dài Phạm đặt may của các xưởng may lớn, chuyên nghiệp, từng đường kim mũi chỉ đều được chú trọng, chất liệu vải thì khỏi bàn cãi gì nhiều luôn nhé. Cửa hàng kinh doanh uy tín nên luôn đặt chất lượng lên hàng đầu để phục vụ quý khách hàng khắp cả nước. Giá thành bán và cho thuê áo dài tại Áo dài Phạm lại khá mềm, có nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Để không bỏ lỡ những mẫu áo dài cưới mới nhất – đẹp nhất – chất lượng nhất của Áo dài Phạm bạn đừng quên theo dõi website của chúng tôi hoặc đến trực tiếp của hàng để được tư vấn tận tính nhất bởi các tư vấn viên chuyên nghiệp.
Thông tin liên hê:
- aodaipham.luxury@gmail.com
- +84 0904 661561
- 62 Đường số 8, KDC Hiệp Thành III, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Trải qua một chiều dài lịch sử, áo dài nam giới được cha ông ta mặc và đã trở thành một biểu tượng của văn hóa Việt. Thực tế cho thấy, tà áo dài của cả nam và nữ đã trải qua nhiều lần biến đổi tương đối ổn định và hoàn chỉnh, phần nào đó đã dần được xuất hiện nhiều hơn trong những dịp lễ, Tết của người Việt. Sự cải biên có thể hợp lý, nhưng vẫn cần phải gắn liền với nét đẹp tinh túy nhất của tà áo dài truyền thống cha ông đã để lại.