May áo dài đẹp – Cửa hàng áo dài uy tín tại Bình Dương
Dù trải qua bao thăng trầm với những biến đổi trang phục thì áo dài vẫn luôn là trang phục truyền thống của người Việt. Ngày nay chúng ta không còn mặc áo dài như trang phục thường ngày, nhưng áo dài vẫn được xem là loại trang phục đẹp nhất trong những dịp quan trọng. Trong bài viết dưới đây, Áo dài Phạm sẽ bật mí cho các bạn về quá trình may một chiếc áo dài cũng như giới thiệu đến các bạn cửa hàng cung cấp các dịch vụ áo dài uy tín chất lượng tại Bình Dương.
Áo dài – Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của áo dài truyền thống là chiếc áo giao lĩnh. Sau đó, đến thế kỷ thứ 17, áo dài truyền thống được cách điệu thành kiểu áo tứ thân để thuận tiện cho phụ nữ lao động và sản xuất. Ở thời vua Gia Long, áo dài ngũ thân xuất hiện. Liên tiếp sau đó là các kiểu áo dài Lemur, áo dài Lê Phổ, áo dài Raglan. Đến năm 1970, áo dài truyền thống Việt Nam mới ra đời và hoàn chỉnh cho đến ngày nay.
Trải qua các thời kỳ, chiếc áo dài truyền thống có sự biến đổi với nhiều chất liệu, kiểu dáng từ hiện đại đến phá cách. Các nhà thiết kế còn cách điệu áo dài thành áo cưới, áo cách tân với nhiều chi tiết phức tạp, cầu kỳ, đính cườm, đính đá, thêu công phụng… Dù có biến tấu thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam vẫn còn giữ vững nét kiêu sa, uyển chuyển, kín đáo mà không một bộ trang phục nào có thể thay thế.
Với xu hướng cuộc sống năng động, người ta đã cách điệu tà áo dài truyền thống với tà áo ngắn hơn, tay áo, cổ áo và thậm chí là quần mặc chung cũng có vài nét thay đổi. Sự đa dạng, phong phú này cũng mang đến cho phụ nữ Việt nhiều sự lựa chọn mới. Đây cũng là lý do mà ngày càng nhiều phụ nữ diện áo dài trong đời sống hàng ngày.
Bạn sẽ rất dễ dàng để bắt gặp những tà áo dài với nhiều kiểu dáng độc đáo ở trường học hay chốn chùa chiền linh thiêng. Vào mùa xuân, áo dài rực rỡ ở mọi phố phường, trên các khu chợ, công viên hoa đua khoe sắc hay đặc biệt trong các đám hỏi, đám cưới của Người Việt.
Áo dài sau khi trải qua thời gian dài phát triển đã hoàn thiện hơn bao giờ hết. Áo dài là một biểu tượng của nền văn hóa, là niềm kiêu hãnh của đất nước và tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Á Đông. Trang phục áo dài việt nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cần được bảo tồn và phát huy.
Ngày nay, áo dài Việt Nam được phá cách với nhiều kiểu dáng thiết kế hiện đại như áo dài tay phồng , áo dài cổ tròn, áo dài cổ thuyền, áo dài cổ vuông giúp chị em có nhiều lựa chọn đa dạng cũng như thể hiện gu thời trang riêng của mình.
Ý nghĩa tà áo dài của người Việt
Áo dài là nét đẹp linh hồn của dân tộc Việt nhưng không phải ai cũng biết được ý nghĩa áo dài truyền thống Việt Nam thực sự.
Trải qua hàng nghìn năm văn hiến, qua những sự đổi thay của thời đại, bạt ngàn các trang phục ra đời, các mốt quần áo thay đổi theo thời gian nhưng tà áo dài truyền thống vẫn còn đó, vẫn hiên ngang và được yêu thích cả trong và ngoài nước. Là y phục của dân tộc, chúng ta có quyền hãnh diện về tà áo dài và khi nhắc đến Việt Nam, áo dài quê hương như một hình ảnh để gợi nhớ đến một dân tộc với bề dày lịch sử, một đất nước hình chữ S.
Hơn trăm năm Pháp đô hộ, hơn một nghìn năm chịu ách thống trị của phương Bắc, áo dài đã được tiếp xúc với cả hai nền văn hóa mạnh mẽ phương Đông và phương Tây. Thế nhưng, vượt qua hàng ngàn sóng gió, vượt qua hàng nghìn thử thách, áo dài hiên ngang trở thành “quốc phục”, một biểu tượng của người phụ nữ, của những người con gái Việt.
Áo dài là trang phục dành cho mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Không chỉ phụ nữ mới mặc áo dài mà nam giới cũng có những thiết kế áo dài riêng. Các em nhỏ trong ngày Tết hay những ngày dạo phố cũng được sở hữu một tà áo dài thật ngây thơ, dễ mến. Khi tham gia một trương trình hay sự kiện nào đó, ta vẫn thường thấy hình ảnh áo dài được phụ nữ chọn lựa để tôn vinh lên vẻ đẹp hình thể cũng như thể hiện linh hồn, niềm tự hào của dân tộc.
Không thể phụ nhận được sức hút của tà áo dài truyền thống có công lao rất lớn khi đã quảng bá hình ảnh của đất nước hình chữ S đi khắp thế giới. Luôn xuất hiện trong các cuộc thi hoa hậu phần trang phục truyền thống, áo dài đã được thế giới biết đến và xem là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
Quá trình may áo dài
Nói đến cách may áo dài thì chúng ta không thể nhắc đến những nhà thiết kế hay nói nói một cách mộc mạc mà chúng ta hay gọi là thợ may. Những người thợ may có tâm huyết với nghề đã sáng tạo ra nhiều cách để may trang phục từ những trang phục cổ điển truyền thống cho đến những trang phục cách tân hiện đại. mỗi trang phục đều có cách may riêng biệt của nó và may áo dài cũng vậy.
Để may áo dài chúng ta cần tìm hiểu tổng quan về 2 loại áo dài đó là áo truyền thống và áo dài cách tân.
- Áo dài truyền thống là bộ trang phục được mặc cùng quần dài, che từ cổ đến mắt cá chân. Áo dài là trang phục truyền thống cho cả nam và nữ, nhưng cho nữ vẫn phổ biến hơn cả. Áo dài giúp tôn lên đường nét trên cơ thể người phụ nữ.
- Áo dài cách tân là một thiết kế đổi mới từ áo dài truyền thống để phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Áo dài cách tân thường ngắn hơn, cổ áo có thể là cổ thuyền hoặc cổ cao. Đặc biệt, áo dài cách tân có thể kết hợp cùng váy xòe hoặc quần bó.
- Cắt may áo dài truyền thống
Bước 1: Lấy số đo
Lấy số đo được xem là bước quan trọng nhất khi may áo dài. Để làm tôn lên những đường nét trên cơ thể người phụ nữ bạn cần phải lấy số đo chính xác. Bạn lấy số đo cụ thể như sau:
– Hạ ngực: đo từ vai cho đến ngang ngực.
– Hạ eo: đo từ vai cho đến ngang eo.
– Hạ mông: đo từ vai đến ngang mông.
– Độ dài áo: đo từ eo đến mắt cá chân.
– Độ dài tay: đo từ vai đến khuỷu tay, tùy thuộc vào độ dài tay áo mà bạn muốn.
– Vòng cửa tay thân trước: 14 cm.
– Vòng cửa tay thân sau: 16 cm.
– Mang tay trước: đo từ hạ ngực thân trước trên thân.
– Mang tay sau: đo từ hạ ngực thân sau lên thân.
– Độ dài quần: Đo từ ngang hông cho đến gót chân.
Bước 2: Vẽ trên vải
Để học cắt may áo dài, sau khi lấy được số đo, chúng ta sẽ tiến hành bước tiếp theo là vẽ trên vải. Bạn sẽ kẻ 5 đường song song như hình vẽ dưới đây với các kích thước như sau
Trên đường kẻ đầu tiên, bạn hãy vẽ chiều dài cổ bằng 7cm, trên đường hạ ngực lấy số đo vòng ngực bằng ¼ vòng ngực. Trên đường hạ eo, bạn lấy eo bằng ¼ vòng eo + 2 cm. Còn trên đường hạ mông, chúng ta sẽ lấy mông bằng ¼ vòng mông.
Bước 3: Cắt vải
Khi cắt trực tiếp lên vải, bạn hãy chừa 1cm đường may ở các cạnh và chừa 1.5cm ở phần tra khóa giọt lệ. Đối với đường tay viền và cổ viền thì bạn cắt sát. Còn đường may đối với gấu áo thì chừa khoảng 2 cm.
Bước 4: Quy trình may
Đây là bước cuối cùng trong quá trình cắt may áo dài truyền thống. Bạn sẽ thực hiện quy trình may là: may chiết ngực, may viền đường hò áo, may viền đường sườn có cài khuy, may nẹp tà áo, may lai và ráp sườn tay, may ráp sườn thân, tiến hành ráp tay vào thân, may bâu áo và ráp bâu vào thân, lên lai áo. Cuối cùng là vắt đường hò, kết nút và kết móc áo.
- Cách may áo dài cách tân
Bước 1: Lấy số đo
Về cơ bản, cách lấy số đo áo dài cách tân cũng giống với cách lấy số đo áo dài truyền thống. Bạn cũng lấy số đo hạ ngực, hạ eo, hạ mông, vòng cửa tay thân trước, vòng cửa tay thân sau, mang tay trước, mang tay sau. Còn độ dài áo bạn sẽ đo từ eo đến độ dài mà bạn muốn.
Bước 2: Vẽ trên vải
Với cách học cắt may áo dài cách tân, khi vẽ trên vải của áo dài cũng tương tự như áo dài truyền thống.
Bước 3: Lấy số đo độ váy xòe
So với lấy số phần áo dài thì lấy số đo váy xòe đơn giản hơn rất nhiều. Các bạn làm theo các bước sau:
- Vòng eo: vòng eo chính là vòng eo áo dài
- Độ dài váy: tùy ý mong muốn
Bước 4: Cắt vải
Khi cắt trực tiếp lên vải, bạn cũng chừa 1cm đường may ở các cạnh. Cũng giống với cách cắt vải trong áo dài truyền thống bạn cũng cắt chừa 1,5cm ở phần tra giọt lệ, cắt sát đường tay viền và cổ viền và chừa 2cm đường may ở gấu áo.
Bước 5: Tiến hành may áo
Ở bước cuối cùng này bạn cũng thực hiện quy trình may giống như may áo dài truyền thống.
Chọn vải may áo dài theo vóc dáng cơ thể
Giữa hàng trăm loại vải, áo dài may vải gì đẹp? Chất liệu vải như thế nào sẽ toát lên được nét đẹp vóc dáng và thêm phần duyên dáng xinh tươi.
Với những người có vóc dáng cân đối thì thật tuyệt vời và dễ dàng để chọn chất liệu áo dài. Bởi thân hình cân đối rất dễ mặc và phối đồ. Nếu bạn yêu thích những thiết kế ôm sát, mềm mại nữa tính thì có thể chọn lụa, ren, voan, satin. Nếu thích sự sang trọng và cổ điển nhưng thoải mái có thể chọn gấm, organza…
Sau đây là một số cách chọn vải mà chúng tôi mang đến cho bạn, giúp bạn có thể hiểu rõ chất vải phù hợp với cơ thể của bạn.
Lụa
- Lụa dường như là chất liệu hoàn hảo nhất. Nó sẽ giúp tôn lên vóc dáng của bạn mà không làm bạn bị gầy hơn đi. Chất vải của lụa mềm, mịn, người cầm cảm nhận được độ mát và trơn mượt của lụa. Chất liệu này có độ mềm buông rủ vừa phải, giúp tạo nên những thiết kế áo dài vừa đủ độ mềm mại vừa nữ tính. Vậy nên áo dài vải lụa rất được lòng phái nữ.
- Đồng thời nên hạn chế những chất liệu quá chảy hay xuyên thấu sẽ làm lộ các khuyết điểm gầy gò. Cũng không nên chọn chất liệu đứng dáng quá như organza sẽ trông thô cứng với người mảnh mai.
Gấm
- Đây là chất liệu cao cấp xếp vào hàng chất liệu xa xỉ, không phải được in sau khi dệt. Những hoạ tiết chìm được tạo thành trong quá trình dệt giúp vải gấm có được hai mặt vải đẹp đều như nhau. Đây chính là cái hay, tạo nên nét đặc biệt của chất liệu này.
- Gấm có độ dày dặn nên tạo phom dáng cho áo dài tốt hơn lụa. Nên trong những thiết kế buông rộng, gấm cũng không làm áo bị mất dáng, trong khi lụa hợp với những thiết kế ôm sát hơn.
- Với đặc tính của chất liệu gấm là dày dặn, bề mặt có độ bóng nhẹ. Những chiếc áo dài được may từ vải gấm tạo nên một nét đẹp rất riêng và đặc biệt. Chúng tôn lên sự sang trọng, kiêu sa và đài các của người mặc. Thiết kế áo dài gấm sẽ pha trong đó chút cổ điển, quý phái.
Vải ren
- Thường có hoạ tiết độc đáo lạ mắt khác nhau. Nên thiết kế áo dài cách tân vải ren thường rất đa dạng và dễ thu hút. Vải ren chất lượng tốt sẽ có mũi đan của sợi vải dày, những tấm vải ren có lượng mũi đan thưa sẽ dễ rách, giãn hỏng, khiến áo bị rúm ró sau khi mặc.
- Chất liệu ren khá mới mẻ và tạo sức hút riêng cho chiếc áo dài. Cần lưu ý lựa chọn hoạ tiết thích hợp sẽ giúp bạn tôn vóc dáng rất hiệu quả. Nên vải ren thường dùng cho những người có vóc dáng cân đối nhất là dùng để may váy cưới.
Voan
- Là chất liệu rất mỏng nhẹ, không đủ độ dày dặn như lụa hay gấm nên vải voan dễ đổ. Vải có độ buông rủ mềm mại, vậy nên khi may áo dài cách tân dáng áo với vải voan không nên ôm quá sát nhưng cũng không nên quá suông rộng. Vì ôm sát sẽ lộ khuyết điểm của người mặc, quá rộng sẽ làm áo bị chảy và mất dáng.
- Chất liệu voan mềm mại rất phù hợp cho thời tiết mùa hè, lại rất mỏng và mát. Nên chúng sẽ rất thoải mái khi mặc, độ rủ cao sẽ giúp người mặc có vẻ đầy đặn hơn. Voan cũng là loại vải sễ phối đối với những người có vóc dáng cân đối không gầy quá cũng không tròn quá. Vóc dáng vừa đủ sẽ khiến bộ trang phục trở nên tiện ích hơn hết.
Tại sao bạn nên chọn may áo dài tại Áo dài Phạm?
Áo dài Phạm là nhà may áo dài uy tín, chất lượng tại Bình Dương chuyên thiết kế, may đo và bán vải áo dài. Nhà may này nhận may tất cả các loại Áo dài như: áo dài học sinh, áo dài giáo viên, áo dài ăn hỏi, áo dài cưới, áo dài biểu diễn văn nghệ, đồng phục áo dài cho tiếp tân, bưng mâm quả, các nghi lễ khánh thành, hội nghị, lễ tốt nghiệp, chụp ảnh chân dung, chụp ảnh kỷ yếu, chụp ảnh ngày lể, tết, chương trình quảng cáo và tổ chức sự kiện…
Đến với Áo dài Phạm khách hàng có thể tha hồ lựa chọn vải theo sở thích, theo yêu cầu ngành nghề và được thiết kế, may đo bởi các nhà may chuyên nghiệp và đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nên sản phẩm áo dài Phạm có kiểu dáng đẹp mắt, đa dạng và chất liệu tốt nhất.
Thông tin liên hệ:
- aodaipham.luxury@gmail.com
- +84 0904 661561
- 62 Đường số 8, KDC Hiệp Thành III, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!