Áo dài lụa 2023- Dấu ấn thời trang Việt
Áo dài lụa từ lâu đã được biết đến là trang phục mang đậm dấu ấn Việt. Khi người phụ nữ khoác lên mình chiếc áo dài với những đường nét quyến rũ, đoan trang cũng như tạo ấn tượng cực đặc biệt trong mắt người đối diện. Tuy nhiên, ngày nay có rất nhiều mẫu áo dài khác nhau với những thiết kế về chất liệu khác nhau. Đặc biệt có thể kể tới áo dài lụa tơ tằm, với chất liệu vô cùng thích và được lòng nhiều chị em phái nữ. Hãy cùng Áo dài Phạm tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này nhé!
Vải lụa là gì? Chất liệu vải may áo dài lụa cao cấp
Vải lụa là một trong những chất liệu vải cao cấp được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay. Có nguồn gốc từ những sợi tơ tự nhiên với độ bóng, sáng, độ bền cao. Cùng với đó là bề dày lịch sử kinh doanh lâu đời trên khắp năm châu. Lụa là biểu tượng của sự sang trọng bởi chi phí cao để sản xuất, tạo cảm giác mềm mại và thanh lịch.
Vải lụa là chất liệu vải có bề mặt mỏng, khá mịn màng. Nó có nguồn gốc từ các sợi tơ tằm. Điều đặc biệt, thú vị và vô cùng khác biệt với các loại vải khác đó chính là. Để tạo ra các sợi tơ bắt buộc bạn phải nuôi tằm trên một diện rộng, sau đó lấy tơ và se thành sợi, sau cùng là dệt thành vải.
Thế nhưng để có những mét vải lụa tơ tằm đẹp, bạn cần phải nuôi tằm ở những vườn dâu xanh tốt. Chính những chiếc lá dâu tốt ấy sẽ giúp bạn có những thành phẩm lụa cao cấp khác nhau.
Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải lụa
Thực tế thì nghề dệt lụa đã có từ rất lâu, đó là vào khoảng 6000 năm trước công nguyên, mảnh đất đầu tiên xuất hiện và phát triển ngành nghề dệt lụa đó là ở Trung Quốc.
Đây là một loại vải mà chỉ có tầng lớp vua chúa hoặc các tầng lớp quý tộc mới được sử dụng, vải lụa cũng được dùng làm vật phẩm biếu tặng, cống nạp cho vua chúa, quan chức quý tộc lúc đó.
Nhưng không lâu sau thời điểm xuất hiện đó thì vải lụa đã bắt đầu trở nên phổ biến và thịnh hành hơn ở thị trường Trung Quốc và được mọi tầng lớp xã hội tại đây sử dụng để tạo thành các bộ quần áo đời thường.
Sau đó khi nó đã lan rộng tới các nước ở Châu Á thì vải lụa tiếp tục cho thấy sức ảnh hưởng, nét nổi trội của mình khi nó đã chứng tỏ rằng đây là một loại hàng hóa cao cấp, với độ bền bỉ và có vẻ đẹp huyền bí.
Chính vì lẽ đó mà xu hướng sử dụng các đồ dùng có chất liệu vải lụa ngày càng gia tăng, điều này đã khiến cho giới thương nghiệp sẵn sàng đưa loại hàng hóa này đi xuyên các quốc gia khác nhau để tiêu thụ.
Đó là cột mốc lịch sử thể hiện vải lụa có xuất xứ từ Trung Quốc, còn đối với thị trường Việt Nam thì trong lịch sử ghi chép vải lụa có nguồn gốc từ thời vua Hùng đời thứ 6.
Bởi ở thời gian này, tại huyện Ba Vì nghề chăn tằm, ươm tơ đã xuất hiện. Với bề dày truyền thống lâu đời trong việc phát triển nghề dệt lụa, cho tới nay các làng nghề sản xuất lụa truyền thống của Việt Nam vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Nổi bật nhất trong số đó chính là cái tên lụa Hà Đông đã trở thành thương hiệu vô cùng quen thuộc khi nhắc tới chất liệu. Vải lụa Hà Đông xuất phát từ làng nghề Vạn Phúc với nhiều mẫu mã và hoa văn tinh xảo, đưa loại lụa này trở thành sản phẩm nổi tiếng nhất tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra còn một thương hiệu vải lụa khác đó là lụa Mỹ Á ở An Giang cũng khá nổi tiếng Việt Nam.
Quy trình sản xuất vải lụa
Để có thể tạo ra những tấm vải lụa tơ tằm chất lượng cao, cũng cần phải trải qua quá trình sản xuất nghiêm ngặt. Dưới đây là các bước sản xuất vải lụa tơ tằm bạn hãy tham khảo để hiểu thêm về chất liệu vải này nhé.
- Bước 1: Chăn tằm:
Hàng ngày bạn cần phải cho tằm ăn những chiếc lá dâu xanh tốt hoặc lá sắn. Khi tằm phát triển đến khoảng 3 phần của vòng đời sẽ được chuyển đến một nơi thích hợp để chúng nhả tơ và tạo kén.
- Bước 2: Tằm nhả sợi kén
Sau khi lột xác nhiều lần, chúng sẽ nhả kén, lúc đầu tằm nhả những sợi tơ để định vị tổ. Tiếp đó nó sẽ chui vào trong kén, thông thường con tằm sẽ di chuyển theo vòng số 8 với tần suất khoảng 3000 vòng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng sẽ nhả được khoảng 1000km tơ.
Bạn có biết tơ từ đâu xuất hiện không? Câu trả lời là tơ được tiết ra từ tuyến nước bọt của tằm. Đây chính là một loại Protein dạng lỏng, trong suốt, có độ nhớt, chúng sẽ đông lại khi gặp không khí. Sau khi nhả hết tơ, tằm sẽ nằm trong kén và hóa thành nhộng. Quá trình này sẽ mất khoảng 2 đến 3 ngày
- Bước 3: Ươm tơ
Sau khi tằm nhả tơ được khoảng 1 tuần, nhà sản xuất sẽ chuyển những kén đó ngâm trong nước sôi. Sau đó đảo đều để vỏ kén bên trong bong ra.
Tiếp đó rút lấy những sợi tơ bên trong và chập 10 sợi tơ thành 1, cuốn vào con quấn tơ chuyên dụng. Sau cùng sợi tơ tằm sẽ được chiết xuất bằng cách chải kén. Tơ thô được dệt hoặc đan thành vải hoặc kéo thành sợi.
Lưu ý của quá trình dệt vải lụa:
Cần khoảng 2.500 con tằm để có thể quay một pound tơ thô. Mỗi kén sẽ chứa khoảng một dặm tơ, một sợi tơ được tạo ra từ 48 sợi tơ. Các quy trình dệt khác nhau sẽ tạo ra những loại vải lụa khác nhau.
Vải lụa có những đặc tính nổi bật gì?
Bạn biết không? Không có một loại vải nào lại có nhiều đặc tính nổi bật giống như vải lụa. Một số đặc tính đó chính là:
- Có bề mặt cắt ngang sợi tơ có hình dạng tam giác cùng các góc tròn. Nhờ vậy ánh sáng có thể chiếu vào ở nhiều góc độ khác nhau, giúp cho sợi tơ có vẻ óng ánh một cách hoàn toàn tự nhiên.
- Khi chạm vào bạn sẽ có cảm giác mịn, mượt khác hẳn so với những loại vải dệt từ sợi nhân tạo.
- Vốn có nguồn gốc từ sợi tơ tự nhiên, nên vải lụa cực kỳ bền và chắc chắn, nhưng khi bị ướt độ chắc sẽ giảm chỉ còn khoảng 20%.
- Thêm vào đó, độ co giãn thường ở mức trung bình hoặc kém. Đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của chất liệu vải này.
- Ngoài ra, lụa còn có khả năng giữ nước rất tốt, tính dẫn nhiệt và điện kém
Ưu điểm và nhược điểm của vải lụa
Vải lụa nổi tiếng là chất liệu mềm mại, thấm hút tốt. Cùng với đó là các yếu tố tích cực khác, ví dụ như:
- Vải lụa có sự mềm mại, với độ óng ánh bồng bềnh. Tạo cho nó một sức hấp dẫn, sự sang trọng, quý phái.
- Đây cũng chính là một trong những loại sợi tự nhiên nên an toàn cho da. Đặc biệt, không gây ra bất kỳ sự kích ứng giống như những loại vải nhuộm hóa chất.
- Thân thiện với môi trường, an toàn tuyệt đối với người sử dụng.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật vải lụa cũng có những nhược điểm của mình. Điển hình như những nhược điểm dưới đây.
- Trong quá trình nuôi tằm rất dễ bị côn trùng, mọt cắn.
- Khi gặp mồ hôi rất dễ bị ố vàng.
- Có nguồn gốc từ tự nhiên nên rất khó nhuộm màu.
- Ngoài ra, độ đàn hồi của vải lụa không được tốt như một số chất liệu vải khác. Theo nghiên cứu mới nhất thì vải lụa chỉ có thể kéo dài nhất được khoảng 1/7 độ dài của vải.
- Bên cạnh đó, cách bảo quản vải lụa khó hơn, tỉ mỉ hơn với những loại vải khác. Thêm vào đó, giá thành vải cũng cao hơn.
Bí quyết giúp bạn tự tin khi thả dáng với áo dài lụa tơ tằm đẹp
Chắc hẳn với mỗi chị em phụ nữ, mỗi khi chọn đồ (đặc biệt là quần áo). Thì việc chú trọng và “xem xét” vô cùng kỹ lưỡng! Hơn cả khi khoác lên mình chiếc áo dài Việt, họ sẽ càng quan trọng và để ý hơn. Vậy cần lưu ý những gì khi mặc áo dài lụa tơ tằm giúp bạn trở nên tự tin hơn?
Với thời đại hiện nay, có thế tóm lại chung với 3 dáng người đặc trưng phổ biến như: Dáng người mảnh mai, dáng người tròn trịa và dáng người cân đối. Vì vậy hãy hiểu thật rõ cơ thể của mình để may áo dài lụa tơ tằm phù hợp.
Những lưu ý giúp bạn bảo quản áo dài lụa tơ tằm cao cấp tốt hơn
Chắc hẳn khi sở cho mình chiếc áo dài lụa tơ tằm cao cấp hiện đại, việc chú ý làm thế nào để bảo quản tốt được chúng là câu hỏi chung được đặt ra. Hãy cùng Áo dài Phạm tìm hiểu một số lưu ý trong quá trình sử dụng để có thể bảo quản chất lượng áo dài lụa tốt nhất!
Khi giặt áo dài lụa cần chú ý điều gì?
Áo dài lụa nên giặt bằng tay, sử dụng bột giặt xà phòng nhẹ, không chà xát hoặc vò mạnh. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc tẩy vì nó sẽ làm hỏng ngay lập tức bộ áo dài lụa của bạn.
Đối với những chiếc áo dài lụa có màu sắc đậm, bạn nên giặt riêng bởi chúng rất dễ bị phai màu. Bạn gái có thể giặt khô để giữ áo dài của mình bền màu.
Lưu ý khi phơi áo dài lụa
Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ khiến các sợi tơ tằm bị giòn, khô và cứng. Các nàng nên phơi áo dài lụa ở nơi thoáng mát và không phơi ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Bên cạnh đó, nếu thường xuyên phơi áo dài lụa ở nơi có nhiệt độ cao hoặc nắng gắt, áo sẽ rất nhanh phai màu. Vải cũng mất đi độ bóng và ánh sắc tự nhiên, trở nên nhanh cũ, sờn.
Trong quá trình là áo cần chú ý
Phái đẹp nên thực hiện khi áo dài lụa còn ẩm. Khuyến khích bạn sử dụng bàn là hơi và là ở mặt trái của áo dài lụa. Tuy nhiên trong trường hợp trang phục đã khô, hãy thử cho áo dài lụa vào một túi nilon.
Sau đó đem áo dài lụa giữ trong ngăn đá tủ lạnh cho ẩm lại rồi mới thực hiện ủi nhẹ nhàng. Nàng nhớ chọn mức nhiệt độ thấp để không làm hỏng sợi vải.
Hướng dẫn cách cất giữ áo dài lụa tơ tằm
Nếu không còn sử dụng thường xuyên, bạn hãy chọn cách bảo quản áo dài lụa tơ tằm với túi giấy sạch. Cách này giúp sản phẩm luôn mềm mại, không bám bụi, đảm bảo cho chất liệu tơ tằm được giữ gìn cẩn thận nhất.
Hy vọng những thông tin trên của Áo dài Phạm về áo dài lụa sẽ giúp ích cho các bạn. Đừng quên theo dõi website và fanpage của Áo dài Phạm để cập nhật những mẫu áo dài mới nhất – đẹp nhất – chất lượng nhất nhé!
Thông tin liên hệ:
- aodaipham.luxury@gmail.com
- +84 0904 661561
- 62 Đường số 8, KDC Hiệp Thành III, Thủ Dầu Một, Bình Dương